Tin tức

Tính chất của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ

Đăng bởi: Tống Quang Hải
Xung quanh ta có rất nhiều đồ vật, máy móc làm từ kim loại. Tính chất hóa học và tính chất vật lý của kim loại là gì? Cùng Giấy Hải Tiến đi tìm hiểu nhé.
Tính chất của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ

Trong hóa học chúng ta đã biết đến hơn 80 kim loại  phổ biến khác nhau. Tính chất hóa hóa học và tính chất vật lý của kim loại là gì? Ngày hôm nay Giấy Hải Tiến sẽ chia sẻ tới các bạn một số kiến thức và mẹo ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại nhé.

Tính chất vật lý của kim loại

Kim loại là nguyên tố hóa học trong đó tạo ra ion(+) và những liên kết kim loại. Trong bản hệ thống tuần hoàn kim loại chiếm hơn 80%. Ví dụ một số kim loại quen thuộc như: nhôm, vàng, đồng, chì, titan, bạc,kẽm, sắt… Dưới đây là một số tính chất vật lý của kim loại đặc trưng:

Kim loại có tính dẻo. Những kim loại khác nhau thì tính dẻo khác nhau. Do đó nó được rèn hay dát mỏng,...nên các đồ vật khác nhau.

Mỗi kim loại khác nhau thì tính dẻo khác nhau

Mỗi kim loại khác nhau thì tính dẻo khác nhau

Kim loại có tính dẫn điện.Một vài kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất  như: Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,... Một số được sử dụng làm dây dẫn điện như: đồng, nhôm,...được sử dụng để làm vật liệu truyền dẫn điện như: Dây cáp điện, dây điện, linh kiện điện tử...

Kim loại có tính dẫn nhiệt. Tính dẫn nhiệt ở mỗi kim loại là khác nhau. Thông thường thì kim loại nào dẫn điện tốt cũng thường dẫn nhiệt tốt.Một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn như; nồi, niêu , xoong ,chảo,...

Kim loại được dùng làm xoong nồi

Kim loại được dùng làm xoong nồi

Kim loại có ánh kim. Một số được dùng làm trang sức như hoa tai, nhẫn, vòng cổ,....

Kim loại dùng làm hoa tai

Kim loại dùng làm hoa tai

Tính chất hóa học của kim loại

Ngoài tính chất vật lý của kim loại kể trên còn có một số tính chất hóa học phải kể đến đó là: 

Phản ứng với phi kim

  • Kim loại có thể tác dụng được với oxi ngoại trừ AU,PT, AG ở nhiệt độ thường hoặc cao tạo thành oxit.

Ở nhiệt độ thường kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit

Ở nhiệt độ thường kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit

  • Hoặc kim loại phản ứng được với nhiều kim loại khác như Zn, AL,Cu... phản ứng với oxi tạo thành các oxit  ZnO, Al2O3, CuO...

  • Kim loại cũng có thể tác dụng được với nhiều phi kim ở nhiệt độ cao. Ví dụ đồng, magie, sắt... phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ cao cho sản phẩm là các muối sunfua CuS, MgS, FeS,...

Phản ứng với dung dịch axit

Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit  tạo thành các muối và giải phóng khí H2 .Ví dụ như Zn (r)+H2SO4(dd)→ZnSO4 (dd)+ H2(k)

Phản ứng với dung dịch muối

Ví dụ như phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat. Kết quả phản ứng đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối. Có thể kết luận rằng đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc.

 Cu (r)+ 2 AgNO3 (dd)→ Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag (r)

Hay là phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat. Khi cho phản ứng với nhau Kẽm đẩy đồng ra khỏi dung dịch CuSO4. Chúng ta có thể kết luận rằng kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng.

   Zn (r) + CuSO4 (dd) → ZnSO4 (dd) + Cu ( r )

Sau hai ví dụ về tính chất của kim loại trên trên ta có thể thấy rằng kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ...) có thể đẩy kim loại có hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối và tạo ra muối mới cùng kim loại mới.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ và chuẩn xác

Dãy hoạt động của kim loại là tổng hợp một dãy các kim loại liên tiếp được sắp xếp theo trình tự giảm dần dựa vào mức độ hoạt động của chúng. Dãy hoạt động này tạo thành bởi phương pháp thí nghiệm hóa học.

Dãy hoạt động kim loại này sẽ giúp ta dễ dàng dự đoán được kim loại đó tác dụng với các chất khác sẽ tạo ra kết quả gì. Dưới đây là dãy hoạt động hóa học chuẩn quốc tế:

Dãy hoạt động hóa học của kim loại đầy đủ và chuẩn xác nhất

Từ bảng trên ta có thể thấy được từng kim loại của các nhóm.Những kim loại này được phân loại như sau: Kim loại yếu, kim loại mạnh nhất, kim loại trung bình và kim loại mạnh

  • Kim loại mạnh như K ( Kali), Ca ( Canxi), Na (Natri) tan trong nước.

  • Kim loại trung bình: Al, Fe, Sn ( Thiếc), Mg, K (Kẽm),Ni ( Niken) , Pb( chì) không tan trong nước.

  • Kim loại yếu: Thủy ngân, Bạch kim, Đồng, Bạc, Vàng không tan trong nước.

Dãy hoạt động hóa học cho chúng ta biết được mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái qua. Mẹo để ghi nhớ “ Khi nào may áo giáp sắt phải hỏi cụ bạc vàng”

Hy vọng rằng với những kiến thức về tính chất hóa học và tính chất vật lý của kim loại Giấy Hải Tiến đã chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn luôn đạt được kết quả cao trong học tập nhé.

19:36 04-01-2022 (1 năm trước)