Tin tức

Thị quốc địa trung hải - Tìm hiểu đặc trưng của thị quốc

Đăng bởi: Tống Quang Hải
Thị quốc địa trung hải được hiểu là khu vực riêng tại các nước cổ đại phương Tây gồm: Hy Lạp và Rôma. Các bạn hãy tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé.
Thị quốc địa trung hải - Tìm hiểu đặc trưng của thị quốc

Khi các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành và phát triển thì người dân thường sống theo từng khóm nhỏ tại các vùng có chung điều kiện khí hậu và địa hình. Việc này không những giúp con người dễ dàng phát triển kinh tế mà còn có chung tiếng nói về phong tục tập quán. Vì vậy, thị quốc Địa Trung Hải được dùng sử dụng đối với các nước Hy Lạp và Rô Ma thời cổ đại.

Thị quốc là gì?

Thị quốc là khái niệm được sử dụng ở thời cổ đại tại các nước phương Tây cụ thể là: Hy Lạp và Roma. Khái niệm thị quốc là con người đề ra và dùng để chỉ một khu vực, vùng đất hoặc mỗi mỏm bán đảo. Những khu vực này được xem là giang sơn của một bộ lạc. Vùng nào là thị quốc sẽ có tiếng nói hơn và được phân chia giai cấp như một quốc gia chính thức.

Thị quốc Địa Trung Hải

Thị quốc Địa Trung Hải 

Đặc điểm chính của thị quốc ở địa trung hải

Thị quốc Địa Trung Hải có nhiều đặc điểm khác nhau. Vì mỗi vùng miền sẽ có điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán riêng. Các bạn hãy cùng tìm hiểu các đặc điểm chính của thị quốc qua nội dung sau nhé.

Điều kiện hình thành

Với địa hình đồi núi ở các ven bờ Bắc Địa Trung Hải, người dân chia cắt thành từng vùng đất nhỏ và rải đều dân ở các vùng khác nhau chứ không tập trung ở một nơi.  Ở đây, dân cư chủ yếu sống bằng nghề buôn bán và làm các nghề thủ công như dệt vải, làm gốm,... 

Lúc này mỗi vùng mỏm đá, bán đảo nhỏ sẽ là tự cai trị bộ lạc của họ. Ngoài ra, khi hình thành giai cấp trong xã hội thì đây sẽ trở thành một nước và thành viên trong thị quốc sẽ là công dân của nước mình.

Tổ chức của thị quốc

Thời kỳ đầu khi mới tách khỏi các thị quốc khác nhau thì còn là một nước nhỏ nên cư dân chủ yếu sinh sống ở các vùng thành thị. Mô hình của một thị quốc sẽ chủ yếu thành thị và người dân trồng trọt ở các vùng đất xung quanh. Ở các khu vực thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, nhà hát và đặc biệt có bến cảng để người dân hoạt động buôn bán dễ dàng hơn.

Tổ chức của thị quốc Địa Trung Hải thời kỳ đầu

Tổ chức của thị quốc Địa Trung Hải thời kỳ đầu

Tính chất dân chủ của thị quốc

  • Các thị quốc có hơn 30 nghìn người là công dân Aten, có quyền công dân hợp pháp.

  • Ngoài ra, có khoảng 15 nghìn dân nơi khác đến định cư, họ có quyền sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có tư cách công dân.

  • Giai cấp nô lệ lao động có hơn 300 nghìn và không có quyền hạn gì, họ là tài sản riêng của mỗi chủ nô.

  • Tất cả công việc trong xã hội sẽ thuộc chủ nô chỉ đạo và giai cấp nô lệ phục tùng theo. Từ đó hình thành thể chế dân chủ.

  • Sau này, có hơn 30 nghìn công dân tổ chức Đại hội công dân và bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, lãnh đạo mọi công việc nhà nước.

  • Hình thành ra hội đồng gồm 500 người, trong đó có 50 phường và mỗi phường gồm có 10 người. Những người này sẽ thay mặt dân quyết định công việc trong phạm vi cả nước và thời hạn nhiệm kỳ là 1 năm.

  • Ở đây, bộ máy nhà nước gần được hoàn thiện như ngày nay. Sẽ bầu ra 10 viên chức và họ có thể tái cử khi hết nhiệm kỳ. Vào mỗi năm sẽ có cuộc họp toàn dân tại quảng trường và lúc này ai cũng có quyền phát biểu và biểu quyết.

Hoạt động kinh tế trong thị quốc phát triển ra sao

Thời kỳ này thị quốc cổ đại đã là một đô thị buôn bán sầm uất. Ngoài ra, người dân làm các nghề thủ công và sinh hoạt như một nước riêng.

Trong cùng thị quốc thì mọi người cùng bàn và đưa ra quyết định trao đổi, buôn bán với nước nào. Bên cạnh đó, nhà nước cùng thường xuyên trợ cấp cho người nghèo. Đặc biệt, làm sao để duy trì thể chế dân chủ và cần làm gì khi có chiến tranh.

Tổ chức xã hội của các nước cổ đại Hy Lạp, Rô ma 

Ở các nước Hy Lạp cổ đại và Rôma nền kinh tế ngày càng phát triển nhờ thu nhập cao của các ngành kinh tế công nghiệp và thương nghiệp., Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng lao động là giai cấp nô lệ, vì vậy có sự cách biệt giàu và nghèo ngày càng lớn.

Tổ chức xã hội của các nước cổ đại Hy Lạp, Rô ma

Tổ chức xã hội của các nước cổ đại Hy Lạp, Rô ma 

Khi giai cấp nô lệ bị bóc lột nặng nề và bị chà đạp quá nhiều nên thường phản kháng lại chủ nô. Tuy nhiên, nô lệ ở Hy Lạp cũng chỉ dám phản kháng theo hình thức như: trễ nải trong lao động, bỏ trốn, nhất là khi có chiến tranh. Ngược lại, ở Rôma những người nô lệ họ nổi dậy khởi nghĩa chống đối chủ nô.

Bài viết dưới đây đã giải đáp được thắc mắc thị quốc là gì và những đặc điểm chính của thị quốc Địa Trung Hải tại các nước Hy Lạp cổ đại và Rô Ma. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn đọc đang tìm hiểu về thị quốc. 

13:01 30-09-2022 (5 tháng trước)