Tin tức

Sơ đồ tư duy là gì? Một số kỹ thuật xây dựng sơ đồ tư duy bạn nên biết

Đăng bởi: Tống Quang Hải
Bạn đã biết cách áp dụng sơ đồ tư duy để cải thiện hiệu quả công việc cũng như học tập chưa? Hãy cùng giấy Hải Tiến tìm hiểu sơ đồ tư duy là gì và cách sử dụng công cụ hiệu quả này qua bài viết dưới đây nhé
Sơ đồ tư duy là gì? Một số kỹ thuật xây dựng sơ đồ tư duy bạn nên biết

Sơ đồ tư duy hay còn được gọi với tên tiếng anh là Mindmap. Thu hút hàng triệu độc giả trên thế giới, kể từ khi được Tony Buzan sáng tạo ra nó và quảng bá đến mọi người. Đây là một phương pháp học tập & làm việc khoa học được nhiều người áp dụng và đã thành công.Hãy tìm hiểu thêm về phương pháp này qua bài viết sau.

Sơ đồ tư duy là gì? 

Sơ đồ tư duy là một phương pháp tóm gọn thông tin dưới dạng phương tiện thông minh. Nó giúp tăng khả năng tiếp nhận thông tin, hình ảnh vào não bộ nhanh chóng và có thể lưu trữ lâu dài.

sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy hay còn được gọi với tên tiếng anh là Mindmap

Người dùng có thể xem sơ đồ tư duy là hình thức để ghi nhớ một cách chi tiết, từ đó tổng hợp, phân tích vấn đề dưới dạng lược đồ phân nhánh. Mindmap linh hoạt, không rập khuôn, khô khan như máy móc.

Bên cạnh khả năng giúp ghi nhớ theo trình tự nhất định, sơ đồ tư duy còn giúp cải thiện tư duy logic, kích thích não sáng tạo, tạo hứng thú trong làm việc và học tập. Khi lập sơ đồ tư duy, bạn sẽ không cần phải ghi chép dày đặc nội dung mà thông qua các tiêu đề, keyword ngắn gọn, những ký hiệu, hình ảnh có thể giúp bạn ghi nhớ một cách tổng thể và chi tiết vấn đề.

Có các loại sơ đồ tư duy nào

Có rất nhiều loại sơ đoof tư duy như sơ đồ vòng tròn (Circle Map), sơ đồ phân luồng (Flow Map), sơ đồ Brace Map,...nổi bật trong số đó tư duy bong bóng( Bubble Map ), sơ đồ tư duy bong bóng kép( Double Bubble map) và Sơ đồ tư duy cây (Tree Map) sau đây. 

Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Map)

Sơ đồ bong bóng được xây dựng để xác định chủ đề chính thông qua các cụm từ cụ thể. Bubble Map có cấu tạo gồm: vòng tròn trung tâm cùng với các vòng tròn, bong bóng bao xung quanh tỏa ra nhiều hướng. Các vòng tròn nối sẽ chứa đựng cụm từ hoặc tính từ xác định.

so do tu duy

Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Map)

Ví dụ: Trong Marketing, Bubble Map được dùng để xác định Persona của nhóm đối tượng. Đầu tiên sẽ đưa ra ý tưởng chung của Persona đối tượng tại vòng tròn trung tâm. Vòng tròn xung quanh sẽ trình bày các tính từ có liên quan đến ý tưởng chính.

Sơ đồ tư duy bong bóng kép (Double Bubble Map)

Double Bubble Map hay còn được gọi là bong bóng kép, biểu đồ Venn là sự kết hợp của hai sơ đồ bong bóng. Sơ đồ này nhằm xác định điểm giống và khác nhau giữa hai lĩnh vực, chủ đề. Cấu tạo của sơ đồ bao gồm hai vòng tròn chứa hai nội dung chính nằm ở trung tâm.

mẫu sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy bong bóng kép ( Double Bubble Map)

Điểm giao nhau của hai vòng trong sẽ chứa các điểm tương đồng cần chia sẻ. Phần còn lại của hai bên hai vòng trong xác định sự khác biệt. Double Bubble Map thường được sử dụng để so sánh các tình huống, sự vật, các phần của câu chuyện để người dùng dễ dàng nắm bắt. Hơn nữa, sơ đồ này còn giúp bạn đối chiếu một cách trực quan, so sánh để đưa ra lựa chọn cuối cùng giải quyết một vấn đề bất kỳ.

Sơ đồ tư duy cây (Tree Map)

Tree Map là sơ đồ dùng để sắp xếp, phân loại thông tin một cách logic, rõ ràng. Cấu tạo của sơ đồ bao gồm: tiêu đề chính ở phần trên và các chủ đề phụ ở dưới. Tiếp theo, phía dưới các chủ đề phụ là các thông tin chi tiết được trình bày dưới dạng một danh sách dài để làm nổi bật chủ đề chính. 

cây sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy cây (Tree Map)

Bạn thường thấy sơ đồ Treemap được sử dụng phổ biến trong các blog, bài luận  nhằm phác thảo thông tin một cách ngắn gọn, trực quan. Ngoài ra, sơ đồ tư duy còn rất nhiều loại như:  sơ đồ dấu ngoặc “{“ (Brace Map), sơ đồ luồng (Flow Map), sơ đồ đa luồng (Multi Flow),… Tùy vào lĩnh vực mục đích mà tìm kiếm và lựa chọn loại sơ đồ tư duy phù hợp để mang lại hiệu quả, nhanh gọn, dễ hiểu.

Cách làm sơ đồ tư duy đơn giản

Có rất nhiều cách để làm sơ đồ tư duy, bạn có thể tham khảo cách sau đây rất nhanh gọn, tiện lợi::

  • Bước 1: Xác định nội dung chính / từ khóa chính
  • Bước 2: Thêm các nhánh cho sơ đồ tư duy
  • Bước 3: Hoàn thiện thông tin vào các nhánh của sơ đồ
  • Bước 4: Tô màu mà mình thích sao cho nổi bật, gây ấn tượng dễ nhớ

Một số kỹ thuật về sơ đồ tư duy cần biết

Lập sơ đồ tư duy nghĩ thì có vẻ dễ nhưng cũng cần phải có kỹ thuật mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

  • Lọc từ khóa và xác định dạng sơ đồ tư duy: Lọc từ khóa giúp bạn xác định nội dung chính của sơ đồ và từ đó cũng xác định được dạng sơ đồ tư duy thích hợp.
  • Sử dụng các hình ảnh dễ gợi nhớ trên sơ đồ tư duy: Hình ảnh ấn tượng sẽ dễ nhớ hơn là so với một đoạn chữ. Hoặc bạn cũng có thể tìm ký hiệu đặc trưng. 

Trên đây là những thông tin, kiến thức về sơ đồ tư duy. Bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng các dạng sơ đồ tư duy để tiếp thu thông tin nhanh hơn, tăng khả năng và lượng kiến thức ghi nhận, mang lại hiệu quả tốt hơn trong công việc và học tập.

15:52 16-11-2021 (1 năm trước)