Oxit axit là gì? Đây là các oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit, tác dụng với kiềm tạo thành muối hóa học. Oxit axit thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit hoặc kim loại thuộc nhóm có hóa trị cao. Vậy nhóm hợp chất hóa học này có những tính chất hóa học tiêu biểu nào? Mời các bạn cùng Giấy Hải Tiến tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tên Oxit Axit được gọi theo thứ tự tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim công với tên phi kim, cộng tên phi kim và tiền tố của chỉ số nguyên tử oxi, cộng với đuôi oxit. Cách gọi tên oxit axit cụ thể như sau:
Oxit axit là gì? Tính chất hóa học tiêu biểu của oxit axit
Chỉ số | Tên tiền tố | Ví dụ |
1 | Mono (Các hợp chất thông thường không cần đọc thêm chữ Mono) | ZnO: Kẽm oxit |
2 | Đi | UO2: Urani đioxit |
3 | Tri | SO3: Lưu huỳnh trioxit |
4 | Tetra | |
5 | Penta | N2O5: Đinitơ pentaoxit |
6 | Hexa | |
7 | Hepa | Mn2O7: Đimangan heptaoxit |
Sau khi đã biết oxit axit là gì và cách gọi tên như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu những tính chất hóa học đặc trưng của nhóm nguyên tố này.
Trừ hợp chất SiO2 thì hầu hết các oxit axit đều có tính tan trong nước để tạo thành dung dịch axit. Ví dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO2 + H2O→ H2SO3
Trừ hợp chất SiO2, tất cả các oxit axit đều tác dụng với nước để tạo ra dung dịch axit. Phương trình ví dụ như:
SO3 + H2O → H2SO4
CO2 + H2O→ H2CO3
Tính chất hóa học đăng trưng của oxit axit
Thông thường, các oxit tác dụng được với nước như: Na2O, CaO, K2O, BaO sẽ tác dụng được oxit bazơ tan để tạo ra muối. Phương trình ví dụ cụ thể như sau:
SO3 + CaO -> CaSO4
P2O5 + 3Na2O -> 2Na3PO4
Bazơ tan là những bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ mới, bao gồm: NaOH, Ba(OH)2, KOH, Ca(OH)2. Phương trình ví dụ cụ thể như: P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O. Tùy vào tỉ lệ mol giữa bazơ và oxit axit tham gia phản ứng mà sản phẩm tạo ra sẽ khác nhau. Có thể sẽ là nước công với muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối.
Oxit axit tác dụng với các hợp chất bazơ tan
Đối với gốc axit tương ứng có hoá trị II:
Nếu kim loại trong bazơ có hoá trị I thì tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 1 ta sẽ có phản ứng tạo ra muối axit: NaOH + SO2→ NaHSO3. Trong trường hợp tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 2 thì phản ứng sẽ tạo muối trung hoà: 2KOH + SO3 → K2SO3 +H2O.
Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II, nếu tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 1 thì phản ứng sẽ tạo muối trung hoà: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3. Nếu tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 2 thì phản ứng sẽ tạo muối axit: SiO2 + Ba(OH)2 → BaSiO3.
Đối với những axit có gốc axit thuộc nhóm hoá trị III:
Đối với kim loại có hoá trị I, nếu tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 6 ta có phương trình: P2O5 + 6NaOH → 2Na2HPO4 +H2O. Nếu tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 4, ta có P2O5 + 4NaOH → 2NaH2PO4 +H2O. Nếu tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 2, ta có: P2O5 + 2NaOH +H2O → 2NaH2PO4.
Những oxit có tính lưỡng tính sẽ vừa tác dụng được với axit hoặc bazơ để tạo thành nước và muối. Chẳng hạn như: Al2O3, ZnO...
Những oxit có tính lưỡng tính sẽ vừa tác dụng được với axit hoặc bazơ
Là những oxit không phản ứng với nước để tạo ra axit hoặc bazơ, không phản ứng với bazơ hoặc axit để tạo ra muối. Chẳng hạn như: CO (Cacbon monoxit), NO (Nitơ monoxit)...
Ngoài khái niệm oxit axit là gì, mời các bạn cùng tham khảo bài tập cụ thể để dễ hiểu hơn và áp dụng vào trong quá trình học tập của mình. Khi các oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH…) ta có phương trình hóa học:
CO2 + NaOH → NaHCO3(1)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O(2)
Hướng dẫn các bước giải cụ thể như sau:
Hướng dẫn giải bài tập liên quan đến oxit axit
Bước 1: Xét tỉ lệ mol bazơ và oxit axit, giả sử gọi là T
Nếu T ≤ 1: Phản ứng của phương trình hóa học sẽ sinh ra muối axit, tức chỉ xảy ra phản ứng (1).
Nếu 1 < T < 2: Phản ứng của phương trình hóa học sẽ sinh ra muối axit và muối trung hòa, trong trường hợp này xảy ra đồng thời 2 phản ứng (1) và (2).
Nếu T ≥ 2: Phản ứng của phương trình hóa học sẽ sinh ra muối trung hòa tức chỉ xảy ra phản ứng (2).
Bước 2: Các bạn viết phương trình phản ứng và tính toán theo phương trình đó. Trong trường hợp xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình x,y.
Bước 3: Tính toán các đại lượng theo yêu cầu của đề bài đã cho.
Trong trường hợp các oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2…), ta có phương trình phản ứng hóa học
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O(1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2(2)
Hướng dẫn cách giải cụ thể:
Bước 1: Xét tỉ lệ mol bazơ và oxit axit, gọi là T.
Nếu T ≤ 1: Phản ứng hóa học sẽ sinh ra muối trung hòa (xảy ra phản ứng (1)).
Nếu 1 < T < 2: Phản ứng hóa học sẽ sinh ra muối axit và muối trung hòa (xảy ra phản ứng (1) và (2)).
Nếu T ≥ 2: Phản ứng hóa học sẽ sinh ra muối axit (xảy ra phản ứng (2)).
Bước 2: Các bạn viết phương trình phản ứng và tính toán theo phương trình đó. Trong trường hợp xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình x,y.
Bước 3: Tính toán các đại lượng theo yêu cầu của đề bài đã cho.
Với những thông tin mà Giấy Hải Tiến chia sẻ, hy vọng giúp các bạn hiểu rõ oxit axit là gì và có những tính chất hóa học như thế nào? Cùng nhau ôn tập các kiến thức hóa học hữu ích để thêm yêu môn học thú vị này và đạt thành tích cao trong học tập nhé!