Tin tức

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại và những điều có thể bạn chưa biết

Đăng bởi: Tống Quang Hải
Bạn có bao giờ thắc mắc là nhiệt độ nóng chảy của kim loại là bao nhiêu không? Nếu đang băn khoăn vấn đề này hãy cùng Hải Tiến giải đáp ngay trong bài viết này nhé.
Nhiệt độ nóng chảy của kim loại và những điều có thể bạn chưa biết

Nhiệt độ nóng chảy hay còn gọi là nhiệt độ hóa lỏng hay điểm nóng chảy của kim loại hay một chất rắn là điểm nhiệt độ mà tại đó diễn ra quá trình hóa lỏng, chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Mỗi kim loại có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, hãy cùng tìm hiểu thêm về kiến thức này qua bài viết sau đây. 

Nhiệt độ nóng chảy của sắt là bao nhiêu? 

Sắt là loại kim loại đã khá quen thuộc trong ứng dụng cuộc sống. Để biến đổi hình dạng của kim loại này, cần nung nóng nó đến khi nóng chảy. Sau đây là nhiệt độ nóng chảy, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của Sắt.

>>> Tham khảo thêm: Sản phẩm sổ bìa da A4 Hài Tiến.

sắt nóng chảy

Sắt là loại kim loại đã khá quen thuộc trong ứng dụng cuộc sống

Tính chất vật lý và hóa học của sắt

  • Tính chất vật lý của kim loại Sắt (Fe): Sắt có kí hiệu hóa học là Fe, có nguyên tử khối bằng 56 đvC. Đây là kim loại nặng, màu trắng xám và có ánh kim; có tính dẻo, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt; Có tính nhiễm từ. Khối lượng riêng là 7.86 g/cm3 và nóng chảy tại nhiệt độ 1539°C.
  • Tính chất hóa học của kim loại Sắt (Fe): Kim loại Sắt có đầy đủ các tính chất hóa học đặc trưng của kim loại như: tác dụng với phi kim, tác dụng với dung dịch axit, tác dụng với dung dịch muối.

Nhiệt độ nóng chảy của sắt

Sắt hóa lỏng tại nhiệt độ 1.811K (1.538 °C; 2.800 °F). Nhiệt độ nóng chảy của sắt  so với những kim loại khác là khá cao và bằng với nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thép. Sắt nguyên chất thì mềm dẻo hơn, nhưng không thu được bằng phương pháp đun chảy.

Hợp kim nổi bật của Sắt - thép được tạo ra với các tỷ lệ C nhất định ( 0,002% – 2,1% ), có độ cứng gấp 1000 lần so với kim loại sắt nguyên chất. Do đó, hợp kim này cũng được sử dụng vô cùng rộng rãi, phổ biến.

>>> Tham khảo ngay: Kim loại kiềm là gì? Những hợp chất thường gặp.

Một số ứng dụng của sắt trong đời sống

Với đặc tính chịu lực tốt và có độ dẻo, kim loại Sắt được sử dụng cực kì phổ biến trong đời sống; chiếm đến 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Ta có thể bắt gặp kim loại này hầu như ở khắp nơi. 

Kim loại sắt được ứng dụng nhiều trong sản xuất ô tô, công nghiệp xây dựng, công trình xây dựng, chế tạo tàu thuyền, đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình,... Thép là hợp kim nổi bật của sắt.

Nhôm nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu?

Nhôm là kim loại được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống và sản xuất hàng ngày. Sau đây là thông tin về nhiệt độ nóng chảy, tính chất vật lý, tính chất hóa học của kim loại này. 

nhôm nóng chảy

Nhôm là kim loại được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống và sản xuất hàng ngày. 

Tính chất vật lý và hóa học của Nhôm

  • Tính chất vật lý của Nhôm: Nhôm kí hiệu hóa học là Al, có nguyên tử khối là 27 đvC. Là kim loại có tính mềm dẻo, màu trắng bạc, ánh kim mờ. Khối lượng riêng: 2,7 g/cm3. Có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt (bằng ⅔ Cu). Nhiệt độ nóng chảy của kim loại này là 660 °C.
  • Tính chất hóa học của nhôm: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, nên rất dễ bị oxi hóa. Nó tác dụng với phi kim, tác dụng với dung dịch axit, phản ứng nhiệt nhôm, tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch bazơ, tác dụng với dung dịch muối

Nhiệt độ nóng chảy của Nhôm

Nhôm chiếm khoảng 8% lớp vỏ Trái Đất. Các oxit và sunfat là hợp chất hữu ích nhất của Nhôm. Cả Al lẫn các hợp kim của nó đều đóng vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu xây dựng.

Trong bảng tuần hoàn hóa học, nhôm có ký hiệu là Al, số nguyên tử là 13, khối lượng riêng là 2,9 g/cm3. Nhôm nóng chảy tại điểm nhiệt độ 933.47K (660.32 °C; 1220.58 °F).

>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu sổ da A4 Hải Tiến cao cấp.

Một số ứng dụng của Nhôm trong đời sống

Nhôm và các hợp kim nhôm được ứng dụng nhiều trong đời sống và sản xuất như:

– Đồ gia dụng như nồi, xoong, chảo…

– Làm lõi dây điện

– Vật liệu xây dựng

– Hộp kim nhôm nhẹ và bền nên được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ô tô, tàu vũ trụ,…

Tìm hiểu thêm: Những sản phẩm vở kẻ ngang Hải Tiến được yêu thích nhất.

Nhiệt độ nóng chảy của Inox là bao nhiêu?

Inox 409 là dòng hợp kim inox nổi bật nhất, nó được ứng dụng khá nhiều trong đời sống và sản xuất. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về hợp kim này. 

inox nóng chảy

Inox 409 là hợp kim inox nổi bật nhất, ứng dụng nhiều trong đời sống và sản xuất

Tính chất vật lý và hóa học của Inox

Inox 304 có thể coi là loại inox rẻ nhất trong các loại inox nhưng nó vẫn có tính chống oxy hóa tốt, khả năng chống ăn mòn cao. Mặt khác, do đặc trưng thành phần hóa học nên loại inox này rất dễ dàng tạo hình theo hình dạng mong muốn.

Hợp kim này có khả năng chống ăn mòn khá cao, đặc biệt là chống ăn mòn khí quyển do thành phần có đến 12% Cr. Tuy nhiên nếu để trong không khí lâu thì lớp trên cùng của nó có thể bị ăn mòn nhẹ gây mất thẩm mỹ. Nó có khả năng chịu nhiệt lên đến 815 độ C và khả năng hàn.

Tham khảo: Những mẫu sổ lò xo A6 cao cấp.

Nhiệt độ nóng chảy của Inox

Mỗi loại inox sẽ có thành phần tỷ lệ hợp kim khác nhau nên nhiệt độ nóng chảy của từng loại sẽ khác nhau. Inox 304 thông dụng nhất hiện nay có nhiệt độ nóng chảy là từ 1400-1450 °C.

Inox mang lại điều tuyệt vời cho người tiêu dùng nhờ độ bền cực cao, đồng thời cũng có khả năng gia công tương đối tốt. Hơn nữa, quá trình ăn mòn axit tạo ra rất hạn chế . Đây chính là lý do khiến loại hợp kim này được ứng dụng rộng rãi hiện nay.

Inox khác biệt hoàn toàn so với kim loại thông thường khác, nhiệt độ nóng chảy của nó ở mức nhất định. Khi đạt tới điểm nào đó thì inox sẽ tan chảy và chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Tim hiểu ngay: Dãy hoạt động của kim loại và mẹo học thuộc nhanh chóng.

Một số ứng dụng của Inox trong đời sống

Inox là một hợp kim sắt, có khả năng chịu mài mòn, chống oxy hóa cao, không nhiễm từ, mềm dẻo nên rất dễ uốn và gia công. Hơn nữa, Inox còn đảm bảo được tính thẩm mỹ, khá sang trọng, tinh tế. Chính vì thế, hợp kim này được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

Đời sống con người ngày càng nâng cao, inox sẽ thay thế dần nguyên vật liệu thép đen và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như là thiết bị vật tư y tế, vật liệu trang trí nội thất cho các nhà hàng, khách sạn, ga tàu, bến xe và nơi công cộng,...Làm đồ gia dụng như phụ kiện nhà bếp, bồn chứa nước, lò nướng, bếp ga, bếp công nghiệp, dụng cụ nhà bếp, thiết bị khử mùi, thiết bị vệ sinh.

Inox có tên gọi kỹ thuật là trong ngành công nghiệp là ” thép không gỉ”. Hợp kim này được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp. Công nghiệp đóng tàu, CN dầu khí ( đường khí dẫn dầu và khí ga công nghiệp), công nghiệp luyện clinker ở các nhà máy xi măng.

Hiện nay, theo nghiên cứu, vật liệu Inox bề mặt có độ bóng BA còn có thể dùng để cán sóng thay thế tôn lợp. Vật liệu này có khả năng phản quang, làm giảm nhiệt độ trong nhà. Tùy theo địa hình mà tạo ra độ dốc, góc lợp của mái.

>>> Tham khảo: Các kim loại cứng nhất thế giới.

Tính chất và nhiệt độ nóng chảy của đồng

Đồng là kim loại được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Nó và các hợp kim của nó đã được con người sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Sau đây là thông tin cơ bản về kim loại này như nhiệt độ nóng chảy, tính chất vật lý, hóa học của nó. 

đồng nóng chảy

Đồng là kim loại được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.

Tính chất vật lý và hóa học của đồng

  • Tính chất vật lí: Đồng là kim loại có màu đỏ, mềm dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng. Dẫn điện nhiệt cũng rất tốt (chỉ kém hơn bạc). Có D = 8,98 g/cm3; t°nc = 1083 độ C
  • Tính chất hóa học của đồng: Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu. Có khả năng tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối.

>>> Tham khảo: Top các kim loại dẫn diện tốt nhất.

Nhiệt độ nóng chảy của đồng

Đồng nóng chảy tại nhiệt độ là 1357,77 K (1084.62°C; 1984.32°F). Đồng thau có nhiệt độ nóng chảy từ 900°C đến 940°C; 1.650 đến 1.720°F, tùy thuộc vào thành phần.Trong bảng tuần hoàn hóa học, đồng nguyên chất mềm dẻo và dễ uốn, có màu cam đỏ.

Số nguyên tử của Đồng là 29. Đây là kim loại dẻo, nó có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao. có ký hiệu là Cu. Kim loại này thường được dùng làm chất dẫn nhiệt và điện trong vật liệu trong xây dựng.

Một số ứng dụng của đồng trong đời sống

Đồng là kim loại dẻo, dễ dát mỏng, dễ uốn, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Do đó, nó được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm:

  • Dây điện.
  • Ống đồng
  • Que hàn đồng.
  • Đúc tượng đồng.
  • Cuộn từ của nam châm điện.
  • Động cơ máy móc, đặc biệt là các động cơ điện.
  • Động cơ hơi nước của Watt.
  • Rơ le điện, dây dẫn điện giữa các bảng mạch và các chuyển mạch điện.
  • Ống tia âm cực, ống chân không và magnetron trong lò vi ba.
  • Bộ dẫn sóng cho bức xạ vi ba.
  • Việc sử dụng đồng trong các mạch IC thay thế cho nhôm đã trở nên phổ biến hơn vì độ dẫn điện cao của nó.
  • Là một thành phần trong tiền kim loại.
  • Trong đồ dùng nhà bếp, chẳng hạn như chảo, nồi,...
  • Phần lớn các đồ dùng dùng ở bàn ăn (dao, nĩa, thìa) có chứa hàm lượng đồng nhất định.
  • Trong chế tạo khay, đĩa đựng thức ăn bằng bạc
  • Là thành phần của  thủy tinh màu và gốm kim loại.
  • Các loại nhạc khí, đặc biệt là các loại làm từ đồng thau.
  • Làm bề mặt tĩnh sinh học trong các bệnh viện hay các bộ phận của tàu thuyền để chống hà.
  • Các hợp chất hóa học.
  • CuCO2 được sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật và chất làm sạch nước.

Trên đây là tổng hợp nhiệt độ nóng chảy của kim loại và một số kiến thức khác về một số loại kim loại phổ biến như sắt, đồng, nhôm,... Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn đọc về công việc và học tập. 

17:24 16-11-2021 (1 năm trước)