Nhôm, sắt, đồng có lẽ là những kim loại gần gũi và thân thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Vậy ở nhiệt độ thường kim loại Al tác dụng được với dung dịch gì? Giấy Hải Tiến sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết hôm nay.
Vậy nhôm là gì, mang những tính chất nào, tất cả sẽ có trong phần dưới đây:
Nhôm là tên của một nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn có tên viết tắt là Al. Đây là nguyên tố phổ biến thứ ba trong tất cả các nguyên tố hoá học và phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.
Nhôm được chế tạo thành nhiều hình dáng khác nhau
Nhôm có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s223p1, với số hiệu nguyên tử: 13, nguyên tử khối là 27 g/mol
Vị trí trong bảng tuần hoàn của nhôm là: ô số 13, nhóm IIIA, chu kì: 3
Nhôm là một kim loại nhẹ với khối lượng riêng là 2,7 g/cm^3. Nhôm có màu trắng bạc, nhiệt độ nóng chảy ở mức trung bình (660 độ C). Giống như những kim loại khác, nhôm cũng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, dễ dàng kéo được thành sợi và dát mỏng do nó khá mềm.
Vậy kim loại Al tác dụng với dung dịch gì? Câu trả lời sẽ được bật mí trong phần dưới đây, các bạn hãy chú ý theo dõi:
Giống như những kim loại khác, nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh:
Al → Al3+ + 3e
Nhôm chỉ phản ứng với oxi ở bề mặt do bề mặt có một lớp màng axit ngăn chặn và bảo vệ nhôm trong việc phản ứng trực tiếp với oxi, được biểu diễn bằng phương trình hoá học:
4Al + 3O2→ 2Al2O3
Hình ảnh về phản ứng nhiệt nhôm
Lớp màng Al2O3 mỏng bền vững giúp bảo vệ các đồ vật của nhôm, không cho chúng tác dụng với oxi trong môi trường không khí hay môi trường nước.
Bột nhôm khi cháy trong không khí sẽ tạo thành ngọn lửa sáng chói.
Ngoài oxi, nhôm còn phản ứng với một số phi kim khác để tạo thành muối theo phương trình tổng quát: 2Al + 3X2→ 2AlX3
Nhôm tác dụng với clo theo phương trình cụ thể như sau:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Khi đun nóng, nhôm còn có thể tác dụng với bột lưu huỳnh:
2Al + 3S2 → 2AlS3
Phản ứng nhiệt nhôm là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt trong đó nhôm đóng vai trò là chất khử ở nhiệt độ cao. Ví dụ nổi bật nhất về phản ứng này là giữa nhôm và oxit sắt III. Người ta thường sử dụng phản ứng hoá học này để hàn đường sắt tại chỗ, thuận tiện cho việc sửa chữa tại chỗ mà không thể thực hiện theo cách hàn đường sắt liên.
Ở nhiệt độ thường kim loại Al tác dụng được với dung dịch gì?
Một số ví dụ nổi bật về phản ứng nhiệt nhôm mà Giấy Hải Tiến thu thập được là:
Fe2O3+ 2Al → 2Fe + Al2O3
3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Cr2O3 + 2Al→ Al2O3 + 2Cr
Do trong nhôm có chứa lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên khiến cho nhôm có thể phản ứng với dung dịch kiềm:
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2+ 3H2↑
Phần tiếp theo đây, Giấy Hải Tiến sẽ bật mí cho các bạn ở nhiệt độ thường kim loại Al tác dụng được với dung dịch gì?
Ở nhiệt độ thường, nhôm có thể tác dụng với dung dịch axit không có tính oxi hoá ở dạng dung dịch như: axit HCl, H2SO4.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Nhôm dạng tấm
Có một lưu ý nhỏ đó là Al không tác dụng được với H2SO4, HNO3đặc, nguội.
Ngoài ra, ở nhiệt độ thường kim loại Al tác dụng được với dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.
Al là một kim loại có tính khử mạnh, chỉ xếp sau kim loại kiềm và kiềm thổ, do đó ở nhiệt độ thường Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Do hợp kim nhôm nhẹ và bền nên thường được dùng để chế tạo thành các bộ phận, chi tiết của xe ô tô, máy bay, tàu hoả,.. Ngoài ra, nhôm và hợp kim của nó còn được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất.
Quặng nhôm trong tự nhiên
Bên cạnh đó, do ít bị oxi hoá nên nhôm còn được sử dụng để làm các dụng cụ nhà bếp.
Trên đây là những thông tin về ở nhiệt độ thường kim loại Al tác dụng được với dung dịch nào mà Giấy Hải Tiến đã tổng hợp được. Chúng tôi rất hy vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong việc học Hoá.