Oxi hoá diễn ra liên tục và xoay quanh cuộc sống của chúng ta, và đối với kim loại cũng vậy. Thế nhưng, không phải ai cũng biết kim loại dễ bị oxi hoá nhất. Hãy cùng Giấy Hải Tiến khám phá chân trời kiến thức mới này trong bài viết dưới đây nha!
Phản ứng oxi hoá hay được gọi là oxi hoá - khử là quy trình hoá học có sự chuyển đổi electron giữa các chất phản ứng là chất khử và chất oxy hoá. Tuy nhiên, đây chỉ là một định nghĩa hẹp trong phạm vi của môn Hoá học, còn trên thực tế, oxi hoá xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng ta, đối với tất cả mọi vật chất.
Nói một cách đơn giản thì oxi hoá là phản ứng hoá học xảy ra khi oxi tác dụng với một chất hoá học nào đó dẫn đến sự thay đổi cả về hình dáng lẫn màu sắc. Bất cứ nơi đâu tồn tại oxi thì ở đó sẽ xảy ra hiện tượng oxi hoá.
Vậy oxi hoá mang lại những tác dụng gì đối với cuộc sống của con người?
Khi nhắc tới oxi hoá, chúng ta thường chỉ nhớ tới những tác hại mà nó mang lại mà hoàn toàn bỏ qua những lợi ích đáng kể của chúng như:
Vai trò vô cùng quan trọng của quá trình oxi hoá
Oxi hoá giúp chuyển đổi những đồ ăn chúng ta nạp vào cơ thể thành chất dinh dưỡng để tồn tại và phát triển. Nếu không có oxi hoá, cơ thể chúng ta sẽ không thể có năng lượng để duy trì sự sống, thật đáng sợ phải không nào?
Oxi giúp duy trì sự cháy, tạo ra nguồn nhiệt lượng và nguồn sáng cho cuộc sống của chúng ta. Hiện nay, phần lớn nguồn điện mà chúng ta sử dụng có nguồn gốc từ nhiệt điện. Vậy nếu như không có oxi để duy trì sự cháy thì chúng ta sẽ không thể có điện để sử dụng.
Ngoài ra, oxi còn được sử dụng làm chất oxy hóa trong tên lửa để đẩy những con tàu vũ trụ, tàu con thoi nặng hàng trăm ngàn tấn vào vũ trụ. Bên cạnh đó, oxi hoá còn được áp dụng trong việc sản xuất thép hay rượu,...
Ngoài những tác động tích cực thì oxy hoá đã mang lại cho con người những tính huống dở khóc dở cười như:
Khi các bạn để một quả chuối ngoài không khí, chỉ sau vài ngày nó sẽ xuất hiện những đốm đen do hiện tượng oxi hoá đem lại. Vì thế, trong công nghiệp thực phẩm người ta thường ép chân không nhằm ngăn chặn quá trình thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với không khí dẫn đến bị hỏng.
Chiếc đinh bị gỉ sét khi để ngoài không khí
Cơ thể con người xảy ra phản ứng oxi hóa do các gốc tự do tạo nên. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lão hóa nhanh của cơ thể cũng như gây ra các loại bệnh tật.
Các bạn chỉ cần để quên chiếc đinh sắt ngoài không khí khoảng 3 đến 5 ngày thôi, hiện tượng oxi hoá sẽ ngay lập tức xuất hiện và khiến cho chiếc đinh bị gỉ sét.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, Kali (K) được xem là kim loại dễ bị oxi hoá nhất. Vậy tại sao K lại dễ bị oxi hoá nhất, các bạn thử cùng tìm hiểu với Giấy Hải Tiến trong phần dưới dây:
Kali tồn tại ở thể rắn
Giải thích lý do vì sao K dễ bị oxi hoá nhất
Dựa vào tính chất của dãy điện hoá, do K là kim loại nào tính khử mạnh nên dễ bị oxi hoá nhất.
Kali là kim loại có khối lượng riêng nhỏ thứ 2 sau liti. Đây là một chất rắn mềm , có thể dễ dàng cắt bằng dao và có màu trắng bạc. Khi ở trong không khí, kali bị oxi hoá rất nhanh nên thường được bảo quản trong dầu mỏ hoặc dầu lửa.
Kim loại này có khối lượng riêng là 0,863 g/cm3 với nhiệt độ nóng chảy ở mức 63,510C và nhiệt độ sôi là 760 độ C.
Quặng kim loại K ở tự nhiên
Thứ nhất, tác dụng với phi kim theo phản ứng:
4K + O2 → 2K2O
2K + Cl2 → 2KCl
Khi đốt K trong không khí hay oxi thường tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và ngọn lửa sẽ có màu tím hoa cà vô cùng đặc trưng.
Tiếp theo là tác dụng với axit
Do kali dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch các axit loãng như HCl, H2SO4 để thành hydro tự do.
2K + 2HCl → 2KCl + H2.
K có phản ứng mãnh liệt với nước và tự bùng cháy để tạo thành dung dịch kiềm cũng như giải phóng khí hidro theo phương trình phản ứng:
2K + 2H2O → 2KOH + H2.
Kali trong tự nhiên
Và cuối cùng là tác dụng với hidro
Khi ở áp suất lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC, kali sẽ tác dụng với hidro để tạo thành kali hidrua.
2K (lỏng) + H2 (khí) → 2KH (rắn)
Trên đây là những kiến thức thú vị về kim loại dễ oxi hoá nhất mà Giấy Hải Tiến mong muốn mang lại cho các bạn đọc. Nếu bạn cảm thấy bổ ích thì đừng quên chia sẻ bài viết này đến với nhiều người hơn nhé!