Tin tức

Kim loại có tính khử yếu nhất là kim loại gì? Tại sao?

Đăng bởi: Tống Quang Hải
Tính khử là tính chất đặc trưng nhất của kim loại. Vậy kim loại có tính khử yếu nhất là gì? Hãy cùng Giấy Hải Tiến khám phá trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Kim loại có tính khử yếu nhất là kim loại gì? Tại sao?

Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật được làm từ kim loại. Vậy bạn có biết trong số những kim loại đó, kim loại có tính khử yếu nhất là loại nào không? 

Tính khử là gì? Tại sao kim loại có tính khử?

Tính khử là sự tách oxi ra khỏi một hợp chất nào đó, thể hiện khả năng cho e của một kim loại. Tính khử của kim loại được đặc trưng bởi phương trình: 

M – ne → Mn+

Sở dĩ kim loại có tính khử là bởi nguyên tử kim loại thường có số electron hoá trị ít (dao động trong khoảng từ 1 tới 3 e). Ngoài ra, nguyên tử kim loại có năng lượng ion hoá nhỏ, do đó lực liên kết giữa hạt nhân với các e hoá trị của kim loại rất yếu, khiến chúng dễ dàng bị tách ra khỏi nguyên tử. Bên cạnh đó thì kim loại cũng có bán kính nguyên tử lớn nên điện tích hạt nhân nhỏ vì thế dễ dàng cho e hơn. 

Cách kiểm tra tính khử của kim loại trong dãy điện hoá

Trước tiên, các bạn hiểu dãy điện hoá là gì? Khái niệm này đã được Giấy Hải Tiến nêu ra ở phần dưới đây: 

Dãy điện hoá là gì?

Dãy điện hoá kim loại hay còn được gọi với cái tên đầy đủ là dãy hoạt động hoá học của kim loại, là một dãy các kim loại được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Thứ tự sắp xếp này phụ thuộc vào mức độ hoạt động mạnh yếu của kim loại.

Bảng tính khử của kim loại

Bảng tính khử của kim loại 

Mức độ này xác định dựa trên những khả năng tham gia vào các phản ứng hoá học khác nhau của kim loại cụ thể. 

Giấy Hải Tiến xin đưa ra một lưu ý nhỏ khi các bạn muốn việc học hoá trở nên đơn giản hơn thì hãy ghi nhớ và hiểu đầy đủ dãy điện hoá với các cặp oxi hoá khử cụ thể sau: 

Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Fe2+/Fe.

Cách xem tính khử của kim loại trong dãy điện hoá

Dãy điện hoá được sắp xếp theo thứ tự các kim loại đứng trước sẽ có tính khử mạnh hơn các kim loại đứng sau đó.

Quặng vàng thường chứa tỉ lệ vàng khá nhỏ

Quặng vàng thường chứa tỉ lệ vàng khá nhỏ

Au - Kim loại có tính khử yếu nhất

Chắc hẳn khi đọc đến đây, các bạn đã rất tò mà không biết kim loại có tính khử yếu nhất trong bảng nguyên tố hoá học là kim loại nào rồi đúng không? Vậy Giấy Hải Tiến xin phép được bật mí tới các bạn đó chính là Au - vàng.

Vậy tại sao vàng lại là kim loại có tính khử yếu nhất? Theo như những kiến thức mà Giấy Hải Tiến vừa đề cập ở phía trên, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trên bảng tính khử của kim loại, vàng xếp ở vị trí cuối cùng. Do đó, đây là kim loại có tính khử yếu nhất trong tất cả các kim loại. Thử tìm hiểu những tính chất vật lý và hoá học đặc trưng của vàng nhé!

Những tính chất vật lý cơ bản của Au

Vàng là kim loại có tính kiềm, màu vàng và dẻo. Tính dẫn nhiệt và dẫn nhiệt của kim loại này khá tốt, đứng thứ 3 chỉ sau bạc và đồng. Khối lượng riêng của vàng là 19,3g/cm3 với mức nhiệt độ nóng chảy ở 10630C.

Quặng vàng trong tự nhiên

Quặng vàng trong tự nhiên

Cách để nhận biết vàng vô cùng đơn giản, các bạn chỉ cần cho vàng vào dung dịch nước cường toan, kim loại này sẽ tan dần theo phương trình phản ứng như sau: 

Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O

Vàng thường được tìm thấy trong các quặng đá với tỉ lệ rất nhỏ. Các quặng này thường được tìm thấy cùng thạch anh hay khoáng chất sunfit.

Vậy tính chất hoá học của vàng có gì đặc trưng? 

Ngoài đặc trưng là kim loại có tính khử yếu nhất, vàng cũng gây bất ngờ khi không bị oxi hoá trong môi trường không khí dù được đặt ở bất kỳ nhiệt độ nào. Ngoài ra, kim loại này còn không bị hoà tan trong dung dịch axit, kể cả là HNO3.

Vàng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực trang sức

Vàng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực trang sức

Tuy nhiên vẫn xảy ra một vài trường hợp ngoại lệ như: 

4Au + 8NaCN (đặc) + O2 + H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH

Vàng có thể tan trong dung dịch muối của xyanua của các kim loại kiềm, để tạo thành ion phức dạng [Au(CN)2]-.

Vàng nguyên chất thường quá mềm không thể sử dụng cho các mục đích thông thường nên các nghệ nhân thường làm cứng chúng bằng cách thêm vào các kim loại khác như bạc, đồng để tạo thành hợp kim.

Kim loại có giá trị

Kim loại có giá trị

Vàng và các loại hợp kim của chúng thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp, trang sức và tiền kim loại. Vàng cũng được xem như là một tiêu chuẩn cho trao đổi ngoại tệ ở nhiều quốc gia. 

Trên đây là tất tần tật những thông tin hữu ích mà Giấy Hải Tiến muốn gửi gắm tới bạn đọc xoay quanh vấn đề kim loại có tính khử yếu nhất. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành với Giấy Hải Tiến! 

 

11:02 28-04-2022 (10 tháng trước)