“Au hóa trị mấy?” câu hỏi lớn dành cho các bạn học sinh khi mới bước tìm hiểu bộ môn hóa học. Giấy Hải Tiến sẽ cùng bạn đi giải đáp thắc mắc về nguyên tố kim loại thú vị này qua bài viết sau đây.
Au là công thức hóa học của Vàng. Nguyên tố này khi ở dạng tinh khiết là một kim loại sáng, có màu vàng hơi đỏ, đậm đặc có tính mềm dẻo và rất dễ uốn.
Về mặt hóa học, vàng là một nguyên tố nhóm 11 và là một kim loại chuyển tiếp. Au cũng là một trong những nguyên tố hóa học ít gây phản ứng và có dạng chất rắn ở điều kiện tiêu chuẩn.
>>> Tham khảo: Mẫu sổ lò xo A5 Hải Tiến.
Au là chất gì vậy
Nguyên tố Au có khả năng chống lại gần hết các axit và bị hòa tan trong nước cường toan, hỗn hợp axit clohydric (HCl), axit nitric (HNO3) để tạo thành anion tetrachloroaurate (AuCl4) hòa tan.
Vàng không hòa tan trong HNO3 nhưng có khả năng hòa tan Ag (bạc) và các kim loại cơ bản. Đây cũng là tính chất từ lâu được sử dụng để điều chế vàng và xác nhận có vàng hay không trong kim loại, tạo thành thuật kiểm tra axit.
Chính vì Au nguyên chất có tính rất mềm nên chúng thường được làm cứng bằng cách kết hợp với các kim loại khác như Ag(bạc); Cu (đồng),... Au và hợp kim của chúng thường được dùng nhiều trong việc chế tạo trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn giao dịch tiền tệ ở một số quốc gia trên thế giới.
>>> Tìm hiểu: Mẫu sổ A4 Hải Tiến cao cấp.
Au (vàng) là một nguyên kim loại được xếp vào nhóm tương đối hiếm. “Au hóa trị mấy?” cũng là băn khoăn của các bạn học. Câu trả lời chính xác dành cho bạn là trong hợp chất, Au tồn tại ở hóa trị III, ngoài ra còn có số hóa trị là I. Au với số hiệu nguyên tử là 79, được xếp vào nhóm IB với chu kỳ 6.
Au có 2 hóa trị là I và III
Au có màu vàng và khi thì thành khối, khi lại có dạng bột vàng nguyên chất thì lại có màu đen, màu hồng ngọc hoặc màu tía nếu được cắt nhuyễn. Hiện nay, Au là kim loại dễ uốn nắn được nhất.
Au thường xuất hiện ở dạng bản địa (nguyên tố tự nhiên) như hạt, trong đá, đất hay các trầm tích phù sa. Au tồn tại trong loại dung dịch rắn với nguyên tố Ag nguyên chất ( ở dạng electrum) và cũng có thể tạo thành hợp kim tự nhiên với Cu và Paladi. Trường hợp ít gặp hơn, nó xảy ra trong những khoáng chất như các hợp chất của vàng, thường là với tellu gọi là vàng tellua.
>>> Tìm hiểu ngay: Các mẫu sổ da A4 Hải Tiến được yêu thích.
Au có tính khử rất yếu và không phản ứng trực tiếp với khi oxi (hay không bị oxi hóa trong không khí). Au không phản ứng trực tiếp với S (lưu huỳnh) mà phản ứng với khí Cl2, P (photpho) ở mức nhiệt cao. Au cũng có thể bị kiềm nóng chảy ăn mòn.
Vàng có tính khử yếu
Au có thể bị hòa tan bởi nước cường thủy nhưng không tác dụng với các axit. Kể cả với những axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hay H2SO4 đặc nóng đều không tác dụng. Au phản ứng với dung dịch KCN (kali xyanua) khi có mặt oxi vì tạo ra phức chất. Và khi tác dụng với Hg (thủy ngân), Au tạo thành hỗn hợp rắn có màu trắng.
Au (vàng) là kim loại hiếm nên cách điều chế khả thi nhất chính là khai thác vàng tại các mỏ quặng. Ngoài ra, người ta thường điều chế Au bằng cách thủy luyện tinh khiết bằng Zn (kẽm). Để tinh luyện vàng lẫn trong các đất đá, bạn có thể hòa tan khoáng chứa vàng vào NaCN sẽ thu được muối phức vàng, tiếp đến dùng kim loại Zn để khử ion Au+.
Phương trình hóa học tinh luyện vàng
Au (vàng) với tính chất mềm dẻo và dễ uốn nên thường được kết hợp với một số kim loại khác như bạc hay đồng để làm cứng. Au cũng như hợp kim của nó thường được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực trang sức.
Chúng được mài dũa để trở thành những món đồ trang sức đáng quý, hoặc để làm các đồng tiền xu. Một số nước hiện nay sử dụng vàng để giao dịch. Ngoài ra, vì tính dẫn nhiệt tuyệt vời mà Au trước đây được sử dụng làm kim loại công nghiệp thiết yếu ở thế kỷ thứ 20.
Vàng được sử dụng để làm trang sức
Những chia sẻ tuyệt vời trên đây chắc chắn đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Au hóa trị mấy” ở đầu bài. Giấy Hải Tiến luôn mong muốn là người bạn đồng hành để giúp các bạn trang bị thật nhiều kiến thức về môn hóa học.