Tin tức

Cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ siêu hay các bạn có thể học theo

Đăng bởi: Tống Quang Hải
Cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ có lẽ là cái mà các bạn nên học theo, mặc dù khác biệt và khó hơn nhưng mang tới cho bạn sự phát triển về tư duy
Cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ siêu hay các bạn có thể học theo

Cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ khác so với người Việt Nam chúng ta. Cách tính tuy khó hơn nhưng đây cũng là một cách đặc biệt để giúp họ phát triển về tư duy Phương pháp này rất hiệu quả nhưng chưa được nhiều bạn học sinh biết đến. Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây, Giấy Hải Tiến sẽ giới thiệu đến bạn về cách thức này.

Người Ấn Độ tính nhẩm theo quy luật nào?

Học sinh Ấn Độ khi đi học đã  phải học và ghi nhớ bảng cửu chương từ 19x 19 trở đi. Với những con số lớn như vậy, làm sao họ có thể nhớ đúng hết được các phép nhân từ 11 đến 19? 

Người Ấn Độ học cách tính nhẩm các con số như thế nào?

Người Ấn Độ học cách tính nhẩm các con số như thế nào?

Học vẹt là điều rất khó và cũng tốn rất nhiều thời gian đối với các phép nhân này. Tuy nhiên những bảng cửu chương ấy lại có một cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ cực kỳ thông minh. Điều này giúp ích cho người dân trong cuộc sống hay giải quyết các công việc hằng ngày.

Người Ấn Độ đã tìm ra được quy luật vô cùng đặc biệt đối với bảng cửu chương 9x9. Chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị trong kết quả của bảng cửu chương 9x9 khi xếp dọc sẽ tạo nên 2 dãy số ngược nhau từ 0 đến 9 và từ 9 đến 0.

Phép tính nhân hai chữ số với số 11.

Khi thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số 11 thì người Ấn Độ thực hiện các bước như sau: 

Người Ấn Độ thực hiện phép nhân với số 11 như thế nào?

Người Ấn Độ thực hiện phép nhân với số 11 như thế nào?

  • Bước 1: Xác định thừa số nhân với 11.  Tách riêng số đầu tiên và số cuối cùng của thừa số đó ra, ở giữa để lại một vị trí trống.
  • Bước 2: Đem hai chữ số trong thừa số đó cộng lại với nhau.
  • Bước 3: Đặt kết quả vừa tính được vào ở bước 2 vào vị trí trống ở bước 1. Chúng ta sẽ có được kết quả của phép nhân.

Lưu ý: Nếu kết quả cộng được ở bước 2 lớn hơn 9 thì chúng ta sẽ đem số hàng chục của kết quả đó cộng với số hàng chục của thừa số. Còn số hàng đơn vị của kết quả ở bước vẫn viết vào vị trí trống của bước 1. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu qua 2 ví dụ để hiểu rõ hơn về cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ này nhé.

  • Ví dụ 1: phép nhân 27 x 11 = ? 
  • Bước 1: Xác định thừa số nhân với 11 là số 27. Sau đó chúng ta tách số 5 và 4 của thừa số đó ra và ở giữa để một vị trí trống để điền kết quả: “2_7”
  • Bước 2: Đem số 2 và số 7 cộng lại và cho kết quả là 9.
  • Bước 3: Lấy kết quả “9” tìm được ở bước 2 đặt vào vị trí trống ở bước 1. Chúng ta có kết quả cần tìm 

Một số ví dụ áp dụng cách tính nhẩm của người Ấn Độ

Một số ví dụ áp dụng cách tính nhẩm của người Ấn Độ

  • Ví dụ 2: Phép nhân 48 x 11 = ?
  • Bước 1: Xác định thừa số nhân với 11 là 48 sau đó tách số 4 và số 8 của thừa số đó ra và ở giữa để lại một vị trí trống để điền kết quả: “4_8”
  • Bước 2: Đem số 4 và 8 cộng lại với nhau và cho kết quả là 12.
  • Bước 3: Do kết quả 12 > 9, vì vậy chúng ta đặt 2 vào vị trí trống ở bước 1 và lấy số 1 cộng với chữ số hàng trăm của kết quả phép nhân: 1 + 4 = 5. Kết quả cuối cùng được là “528”.

Phép tính nhân hai chữ số nằm trong khoảng từ 12 đến 19.

Trong cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ, đối với phép nhân hai chữ số trong khoảng từ 12-19, người Ấn Độ sẽ thực hiện các bước sau đây:

 Cách người Ấn thực hiện phép nhân hai chữ số trong khoảng từ 12-19

 Cách người Ấn thực hiện phép nhân hai chữ số trong khoảng từ 12-19

  • Bước 1: Xác định thừa số cần nhân. Tiếp theo, lấy thừa số đó cộng với hàng đơn vị của thừa số (12 đến 19) được kết quả là A.
  • Bước 2: Lấy kết quả A ở bước 1 nhân với 10 ta được kết quả là B.
  • Bước 3: Tiếp theo, lấy hai chữ số ở hàng đơn vị của hai thừa số nhân lại với nhau và được kết quả là C. 
  • Bước 4: Cuối cùng ta đem kết quả của bước 2 và 3 cộng lại với nhau: “B + C” và sẽ cho ra kết quả cuối cùng của phép nhân. 

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phương pháp này qua 2 ví dụ nhé: 

  • Ví dụ 1: Phép nhân 13 x 16 = ?
  • Bước 1. Xác định thừa số cần nhân là 13. Lấy 13 + 6 = 19.
  • Bước 2: Lấy 19 x 10 = 190.
  • Bước 3: Đem nhân 2 chữ số hàng đơn vị của 2 thừa số với nhau:  3 x 6 = 18.
  • Bước 4: Đem kết quả của bước 2 và 3 cộng lại với nhau: 190 + 18 = 208. Kết quả cuối cùng của phép nhân là “208”.

Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ với kết quả nãy thì hãy lấy máy tính bấm xem có đúng không nhé, sẽ làm bạn bất ngờ đấy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm một ví dụ nữa. 

Thử lại bằng máy tính để kiểm tra xem kết quả chính xác không nhé!

Thử lại bằng máy tính để kiểm tra xem kết quả chính xác không nhé!

  • Ví dụ 2: Phép nhân 16 x 19 = ?
  • Bước 1: Lấy 16 + 9 = 25.
  • Bước 2: Lấy 25 x 10 = 250.
  • Bước 3: Lấy 6 x 9 = 54.
  • Bước 4: Cuối cùng thực hiện phép tính: 250 + 54 = 304. Vậy kết quả của phép nhân trên là “ 304”. 

Qua bài đọc, chúng tôi mong rằng các bạn sẽ hiểu biết hơn về tầm quan trọng ở cách tính nhẩm nhanh của người Ấn Độ, từ đó có cách học môn toán phù hợp hơn. Giấy Hải Tiến tin rằng, bạn sẽ có thể phát huy được tối đa lối tư duy sau khi thực hành phương pháp này.

15:22 28-02-2022 (1 năm trước)